Hotline: 0986559655
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chẩn Đoán- Điều Trị Viêm Dạ Dày- Trào Ngược Thực Quản

 

BỆNH HỌC TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN

( Tài liệu dành cho cộng tác viên)

VỊ KHANG HOÀN

  1. Nguyên nhân:

         Do sự co bóp, giãn nở của cơ vòng thực quản ( Đoạn nối thực quản – dạ dày) bất bình thường làm cho dịch vị, thức ăn tại dạ dày trào ngược lên thực quản, hầu họng. Bình thường niêm mạc dạ dày có lớp màng bảo vệ tránh các acid dịch vị tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc, còn thực quản, hầu họng không có nên sẽ gây viêm > gây cảm giác nóng rát, ợ hơi, ợ chua,viêm họng mạn tính, tăng tiết nước bọt > Cần điều trị trào ngược sẽ giải quyết được nguyên nhân viêm họng.

  • Do có sự ứ đọng thức ăn tại dạ dày ( Hẹp môn vị, hẹp tá tràng.., làm thức ăn chậm tiêu, không đi xuống được ruột non nên trào ngược lên)
  • Do sự tăng co bất thường của dạ dày.
  • Do trào ngược dịch mật.
  1. Các triệu trứng của bệnh trào ngược thực quản:
  •  Buồn nôn, nôn khan, nôn ra thức ăn dịch vị… nhất là khi đánh răng buổi sáng gây kích thích họng. Sau ăn dạ dày đầy thức ăn, DD co bóp nhào trộn thức ăn nên trào ngược lên. Khi đói dạ dày tăng tiết nhiều Acid gây cảm giác đói và nóng rát.
  • Ợ hơi, ợ chua ( Chua do vị của Acid)
  • Đau , nóng rát sau xương ức.
  • Đau ngực – khó thở ( Do Tquan viêm tác động lên các đầu mút thần kinh hoành tạo cảm giác khó thở, đau thắt ngực, cảm giác hít không đủ không khí)
  • Khó nuốt, đắng miệng, hôi miệng. ( Đắng miệng do trào ngược dịch mật)
  1. Chẩn đoán
  • Dựa vào triệu chứng trên lâm sàng
  • Nội soi quan sát thấy tổn thương ( Hoặc không có tổn thương nhưng vẫn có các triệu chứng do bệnh chưa đủ để gây tổn thương thực thể). Tổn thương qua nội soi có 4 độ theo phân loại Los-Angeles:
  1. Độ A: Trợt nông tại đường Z thực quản < 5 mm.
  2. Độ B: Trợt nông dài > 5 mm nhưng chưa vượt quá 1 nếp niêm mạc
  3.  Độ C: Trợt nông dài > 5 mm, lan quá 2 nếp niêm mạc nhưng < 75% chu vi thực quản
  4. Độ D: Trợt nông dài > 5 mm chiếm > 75 chu vi thực quản
  • Test giấy quỳ đo độ PH tại thực quản phát hiện acid ( ít dùng).

 

 
 

 

 

 

BỆNH HỌC VIÊM DẠ DÀY

( Tài liệu dành cho cộng tác viên)

VỊ KHANG HOÀN


 

  1. Nguyên nhân:
  • Rượu: Gây viêm dạ dày cấp đôi khi gây chảy máu, được gọi là viêm dạ dày do ăn mòn. Thường xảy ra khi uống rượu một lượng lớn trong một thời gian ngắn.
  • Thuốc kháng viêm không steroides (NSAIDs), Aspirin… làm tang tiết acid.
  • Stres, căng thẳng gây tăng tiết acid dạ dày.
  • Uống phải chất ăn mòn gây viêm (thường là chất kiềm).
  • Virus: CMV, Herpes. ( ít gặp)
  • Vi khuẩn: Helicobacter Pylory ( là nguyên nhân chính, tỉ lệ HP trong cộng đồng là 80%, Vk Hp sẽ tiết ra men Urea làm trung hòa dịch vị acid, làm acid tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày.
  • Tăng ure máu. Người tiểu đường…
  • Phóng xạ….
  1. Triệu chứng lâm sàng:
  • Đau vùng thượng vị( trên rốn), cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, đau có thể liên quan tới bữa ăn khi đói hoặc sau ăn.
  • - Buồn nôn, hoặc nôn nhiều, có khi nôn cả ra máu hoặc đi ngoài phân đen do chảy máu ổ loét.
     
  1. Chẩn đoán 
  • Dựa vào triệu chứng lâm sàng
  • Nội soi thực quản dạ dày tá tràng có hình ảnh viêm- loét.

 








 

 

  
 
 
 

 

 

 

 

ĐIỀU TRỊ TRÀO NGƯỢC- VIÊM DẠ DÀY

 

 

  1. Chế độ ăn:
  1. Ăn ngủ điều độ đúng bữa - đúng giờ, không ăn quá no, không bỏ bữa đặc biệt bữa sáng. Không ăn đêm trước lúc đi ngủ nếu đói bụng bạn chỉ nên uống 1 ly sữa ấm vừa có tác dụng xoa dịu, bảo vệ dạ dày vừa giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  2. Ăn chậm, nhai kỹ
  3. Sau khi ăn no không nằm ngay, nếu nằm phải nằm tư thế đầu cao 30 độ có kê gối dưới vai.
  4. Không dùng đồ uống có cồn ( hạn chế tối đa rượu, bia). Nước ngọt có ga ( Pepsi, cocal
  5. Không dùng trà đặc, café đặc, choccolate.
  6. Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, quá mặn, nhiều dầu mỡ.
  1. Chế độ sinh hoạt:

 

  1. Nâng cao đầu giường 15–20 cm (hoặc nằm với góc nghiêng 10 -17 độ). Ngủ nằm nghiêng phải tránh đè ép vào dạ dày ( Đối với bệnh nhân có triệu chứng trào ngược)
  2. Cai thuốc lá, thuốc lào hạn chế uống rượu.
  3. Không mặc quần áo quá chặt.
  4. Tránh các hoạt động kích thích họng gây nôn ọe
  5. Không vận động mạnh, tập thể dục ngay sau ăn, không sử dụng thiết bị điện tử, đọc sách khi ăn
  6.  Giảm cân nếu thừa cân
  7.  Tránh thức khuya, stress, căng thẳng

 

 

 

 

 

NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ DẠ DÀY TÂY Y

1. Nhóm thuốc kháng acid (Antacids)

Đây là các thuốc có chứa nhôm hoặc canxi, magnesl hydroxit.

Tác dụng: nhóm này có tác dụng trung hòa axit mà không gây ảnh hưởng đến bài tiết dịch vị cũng như pepsin.

Dùng thuốc sau bữa ăn 1-3 giờ và đi ngủ.

2. Nhóm thuốc kháng histamin H2 (còn gọi là thuốc ức chế thụ thể histamin H2)

Nhóm thuốc kháng histamin H2 là một loại thuốc ức chế các tác động của histamine tại thụ thể histamine H2 của các tế bào ở dạ dày, nhờ đó làm giảm sự sản xuất axit của dạ dày.

Thuốc ức chế thụ thể H2: hiện nay thường dùng các loại:

  • Cimetidin 800mg Ranitidin 300mg
  • Famotidin 40mg Nizatadin 300mg
  • Ưu điểm: giá rẻ, an toàn khi sử dụng.

Nhược điểm:

Khả năng ức chế acid dịch vị yếu hơn so với nhóm PPI.

3. Nhóm thuốc ức chế bơm proton (Proton Pump Inhibitors – PPI)

Đây là nhóm thuốc ức chế acid dịch vị mạnh nhất hiện nay, thậm chí thường được dùng để thay thế hầu hết các thuốc kháng histamine H2.

Một số thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton PPI thường được sử dụng bao gồm:

  • Omeprazol viên 20mg hoặc 40mg, ống 40mg
  • Lansoprazol viên 30mg
  • Pantoprazol viên 20mg hoặc 40mg, ống 40mg
  • Rabeprazol viên 10mg hoặc 20mg, ống 20mg
  • Esomeprazol viên 20mg hoặc 40mg, ống 40mg

Ưu điểm: Tác dụng mạnh, khá lành tính.

Nhược điểm: Dùng kéo dài >2 tháng có nguy cơ tang tiết Gastrin sau khi ngưng thuốc làm tang tiết acid nhiều hơn.

Lưu ý: PPI nên được sử dụng một cách hợp lý, chỉ cần sử dụng liều thấp nhất đủ để đạt hiệu quả mà thôi. Trường hợp muốn sử dụng PPI lâu dài thì cần cân nhắc giữa lợi ích và các yếu tố nguy cơ.

4. Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Sucralfat

Hình thành một lớp bảo vệ bao trên vết loét, tạo ra rào cản chống axit, các enzyme trong dạ dày và muối mật. Sucralfat giúp phòng loét cấp tính và làm lành loét mạn tính mà không ảnh hưởng tới bài tiết dịch vị và pepsin.

Nên uống sucrafat khi đói, từ 30-60 phút trước ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Không nên dùng thuốc kháng axit trong vòng 30 phút trước và sau khi uống sucralfat.

Bismuth

Bismuth là loại thuốc đau dạ dày vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng, vừa có tác dụng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori.

  • Đối với những người có bệnh lý về đường tiêu hóa, hãy uống thuốc này trước khi ăn từ 15-30 phút, uống với nhiều nước.

5. Các kháng sinh diệt vi khuẩn Helicobacter pylori ( Sử dụng phối hợp hai kháng sinh trong 14 ngày)

  • Amoxicillin 500mg: kháng thuốc ít
  • Metronidazol/tinidazol 500mg, hiện nay thuốc này bị kháng rất nhiều, sau khi uống bệnh nhân thường mệt
  • Clarithromycin 250mg, 500mg
  • Furazolidon: nitrofuran thuốc này ít dùng ở nước ta
  • Fluoroquinolones: Levofloxacin 500mg

 

 

 

THUỐC ĐÔNG Y VỊ KHANG HOÀN

Ưu điểm so với tây y:

Thuốc tây y điều trị bắt buộc phối hợp các nhóm thuốc với nhau, đầu tay là các thuốc nhóm ức chế bơm proton ( PPI) và các thuốc trung hoà acid…. Ưu điểm tây y là thuốc có tác dụng nhanh, hiệu quả cảm nhận rõ ràng do tác dụng trúng đích, làm giảm nhanh acid là yếu tố chính gây viêm dạ dày. Tuy nhiên nhược điểm là tăng tiết acid trở lại sau khi ngưng thuốc vì mất đi tác nhân ức chế PPI từ đó gây đau trở lại, việc sử dụng thuốc trung hoà acid nhiều, làm dụng sẽ gây tình trạng thức ăn không được tiêu hoá kỹ, dẫn tới rối loạn tiêu hoá….

Thuốc đông y Vị Khang Hoàn phối hợp các dược liệu giúp giảm tiết, trung hoà acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày một các hài hoà, tương hỗ lẫn nhau tránh tình trạng tăng tiết sau khi ngưng thuốc. Ngoài ra các vị thuốc khác ưu điểm vượt trội so với tây y giúp tái tạo niêm mạc dạ dày, thực quản bị tổn thương, giúp tăng cường chức năng dạ dày tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Thuốc bào chế từ các vị thuốc nam tự nhiên phù hợp đại đa số người dân Việt nên hầu như không có tác dụng phụ. Chống chỉ định tương đối với phụ nữ có thai <3 tháng tuổi do thai nhi còn chưa phát triển hoàn toàn.

 

♦️ Thành phần:

Lá khôi: 500mg.

Trong lá khôi chứa thành phần chính là tanin., Tanin được biếtđến là hợp chất có công dụng rất tốt trong việc trung hòa axit dịch vị. Nó làm giảm nhanh nồng độ Axit trong dạ dày, bằng cách tạo sự kết tủa protein, hình thành nên lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc tránh sự ảnh hưởng của axit dịch vị. Vì vậy mà nó có thể làm giảm nhanh các cơn đau do bệnh dạ dày gây ra một cách hiệu quả.)

Tinh nghệ: 500mg

Tinh nghệ có chứa hàm lượng Curcumin rất tốt cho sức khỏe.

Nó có công dụng sát khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa oxy hóa tốt.

Áp dụng cách uống tinh bột nghệ chữa đau dạ dày đúng cách sẽ:

-Giảm tiết axit dịch vụ, trung hòa môi trường axit.

-Tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa cho cơ thể.

-Có thể ức chế các chủng vi khuẩn Hp, đặc biệt tinh chất Curcumin còn có thể ức

chế cả những chủng vi khuẩn Hp đã kháng thuốc điều trị từ trước.

-Bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, kháng viêm, làm lành niêm mạc nhanh chóng.

Do đó, chỉ cần biết cách sử dụng tinh bột nghệ theo liều lượng phù hợp bệnh sẽ

thuyên giảm đáng kể.)

Bạch linh: 500mg

Bạch phục linh có chứa 2 nhóm hoạt chất có tác dụng dược lý đó là:

Polysaccharides và Triterpenes

Theo Đông y, Bạch phục linh ngoài tác dụng lợi thuỷ trừ thấp, còn có tác dụng bổ

tỳ vị, chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, nôn mửa, viêm loét dạ dày, chảy máu

đường tiêu hoá )

Hương phụ: 500mg

( Hương phụ có vị cay, hơi đắng, ngọt. Có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ

thống (làm hết đau), chữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau. Dùng chữa

đau dạ dày do thần kinh, giúp sự tiêu hóa, ăn không tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng, đi lỵ…

Trần bì: 500mg

Trần bì là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, có mùi thơm, vị cay, đắng, tính

ấm, tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ. Thường dùng chữa đầy bụng,

khó tiêu, ợ hơi, ho có đờm, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy…

Ô tặc cốt: 500 mg

Ô tặc cốt chứa muối calci dưới thể carbonat, phosphat, sulfat... tác dụng tương tự

nhóm Antacid trung hòa acid dịch vị dạ dày), các chất hữu cơ và chất keo. Ô tặc

cốt được dùng làm thuốc trong các trường hợp:Liễm huyết cầm máu, Giảm chua,

giảm đau,….

Cam thảo: 500mg

Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình và hoàn toàn không chứa độc. Bản

thân vị cam thảo đã có khả năng ích khí, giải độc, bổ tỳ, dưỡng vị, tan đàm, chống

ho khan, giảm đau, thanh nhiệt, nhuận phế, giảm co thắt dạ dày v.v…Cam thảo có

những ảnh hưởng tích cực và nhất định đối với dạ dày như làm tăng nồng độ

prostaglandin trong hệ thống tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết chất nhầy từ dạ dày và quá

trình sản xuất tế bào mới ở niêm mạc dạ dày.

 

♦️Tác dụng thuốc: Giảm tiết acid, bảo vệ niêm mạc,

Chống viêm, giúp tái tạo niêm mạc nhanh liền ổ loét, kiện tỳ

giúp ăn ngon miệng hơn,

Ức chế vi khuẩn HP không gây bệnh.

 

♦️Cách dùng: Uống 3 lần/ ngày, mỗi lần 30 viên . Với trẻ em 10-15 viên. Trước ăn 30 phút hoặc uống lúc đau.

 

♦️Lưu ý: Trẻ em dưới 6 tuổi cần thận trọng giã nát thuốc cho bé hoặc dùng sản

phẩm dạng bột, Uống viên thuốc nhỏ có thể gây lọt đường thở của trẻ.

 

♦️Tác dụng nhanh hiệu quả chỉ sau 3-5 ngày sử dụng sẽ cảm nhận hiệu quả.

♦️Cần điều trị đủ 1 liệu trình (3 hộp) uống trong 1 tháng để dứt bệnh. Để đảm bảo

không tái phát cần uống đủ thuốc và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt theo

hướng dẫn.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

BS. Nguyễn Anh Sơn: 0986.559.655

Bs. Phùng Trung Đức: 0399.723.856

Website: Vikhanghoan.com  

FanpageFB: Đông Y Vị Khang Hoàn- Đặc Trị Viêm Loét Dạ Dày- Trào Ngược Thực Quản
 


Tập tin đính kèm

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Dấu * là phần không được để trống